Bạn sẽ không còn phải loay hoay và nghĩ dọn lò nướng sao cho sạch và bền đẹp như mới. Bởi chỉ với các cách vệ sinh lò nướng mà Thái Tuấn cung cấp ở dưới đây, bạn sẽ dễ dàng đánh bay mọi loại vết bẩn từ dầu mỡ cho tới các vết bẩn cứng đầu như rỉ sét của lò nướng một cách nhanh gọn và cực kì dễ làm. Hãy cùng Thái Tuấn khám phá ngay các cách hướng dẫn vệ sinh lò nướng ở nội dung dưới đây nhé!
Một số nguyên liệu tự nhiên dùng để vệ sinh lò nướng vừa hiệu quả vừa an toàn
Để thực hiện các mẹo vệ sinh lò nướng, các bạn cần chuẩn bị một trong số các nguyên liệu sau:
- Bột baking soda (hay còn gọi là muối nở) pha loãng với nước tỉ lệ 1:1
- Giấm gạo trắng (khoảng nửa chai)
- 1 quả chanh (vắt lấy nước cốt)
- Nước lau kính dùng để vệ sinh bề mặt cửa kính lò nướng
- Nước sạch và khăn lau hoặc 1 miếng mút mềm dùng để bạn lau chùi, cọ rửa lò nướng được sạch sẽ hơn.
- Găng tay cao su hoặc găng tay nilon để giúp bảo vệ da tay khỏi các chất tẩy rửa và tránh các vật sắc nhọn làm tổn thương đến làn da.
Việc vệ sinh lò nướng bằng baking soda hay vệ sinh lò nướng bằng chanh, vệ sinh lò nướng bằng giấm hay các nguyên liệu tự nhiên khác, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Vì vậy, bạn hãy ưu tiên các nguyên liệu này khi vệ sinh vật dụng, thiết bị nhà bếp nhé!
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và vật dụng dùng để vệ sinh, Thái Tuấn sẽ giải đáp ngay cho câu hỏi “Vệ sinh lò nướng như thế nào?” ở phần nội dung tiếp dưới đây!
Cách vệ sinh từng bộ phận trong lò nướng
Không phải bộ phận nào trong lò nướng cũng có thể thực hiện cách vệ sinh lò nướng thông thường, bởi mỗi bộ phận sẽ có kết cấu và chức năng khác nhau. Nếu như bạn vệ sinh lò nướng không đúng cách, các bộ phận này không những không phát huy được tính năng của nó mà còn làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.
Chính vì vậy, mỗi bộ phận sẽ có những cách vệ sinh riêng mà bạn cần phải thực hiện vệ sinh lò nướng đúng cách. Cùng mình tham khảo ngay các cách vệ sinh đó như thế nào nhé!
Cách vệ sinh thanh nhiệt lò nướng
Khi thực hiện cách vệ sinh lò nướng, phần lớn nhiều người thường bỏ qua bộ phận thanh nhiệt và không vệ sinh chúng. Nhưng khi bạn càng vệ sinh sạch sẽ cho từng bộ phận của lò nướng thì điều đó càng tốt cho chiếc lò. Chính vì vậy, bạn đừng bỏ qua khâu vệ sinh bộ phận này của lò nướng nhé.
Trong quá trình thực hiện cách vệ sinh thanh nhiệt lò nướng, bạn không nên xịt các dung dịch tẩy rửa hóa chất lên các thanh nhiệt. Bởi khi bạn bật lò để nấu nướng, các thanh nhiệt có thể đốt nóng các chất tẩy rửa hóa chất này và thải ra các chất khí độc hại, có thể làm thay đổi mùi vị của thức ăn và còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Bước 1: Bạn hãy bật chức năng nướng khoảng 80 – 120 độ C trong khoảng 10 phút. Đồng thời, bạn hãy mở cửa sổ và bật quạt hút mùi để giúp mùi không bị ám sang các phòng khác.
- Bước 2: Hết thời gian hẹn giờ, bạn hãy rút phích cắm và để lò nguội hẳn. Sau đó, bạn hãy xịt một ít chất tẩy rửa tự nhiên mà mình đã hướng dẫn ở phần Chuẩn bị nguyên liệu – lên trên bộ phận thanh nhiệt và lau sạch các vết bám bằng khăn ẩm.
Sau khi thực hiện 1 lần, nếu bạn vẫn cảm thấy bộ phận thanh nhiệt vẫn chưa sạch, bạn có thể thực hiện lại thêm 1 lần nữa để thấy được hiệu quả.
Cách vệ sinh kính lò nướng sáng bóng
Bề mặt cửa kính của lò nướng là loại thủy tinh chịu nhiệt, chịu lực rất tốt nhưng lại rất dễ bị trầy xước, làm giảm tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Vậy nên khi bạn thực hiện cách vệ sinh lò nướng, bạn cần dùng lực nhẹ nhàng hơn so với các bộ phận khác.
Trong khi vệ sinh toàn bộ lò nướng, bạn có thể sử dụng nước xà phòng hoặc chất tẩy rửa lò nướng để làm sạch cửa kính lò lần 1. Sau đó, bạn hãy sử dụng một miếng vải mềm có thấm 1 ít nước rửa kính hoặc một chút giấm pha loãng, rồi lau lại toàn bộ bề mặt kính lần 2 để bề mặt cửa kín được sáng bóng và sạch bong kin kít.
Nếu cửa kính lò nướng của bạn có tới 2 lớp kính để cách nhiệt, có thể các mảnh vụn bụi bẩn hoặc vệt dầu mỡ sẽ tích tụ ở phía bên trong giữa 2 lớp kính theo thời gian. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh với loại cửa kính lò nướng 2 lớp này.
- Bước 1: Bạn hãy mở cửa lò và hãy để cửa lò lên trên chân bạn để giúp bạn dễ dàng khi thực hiện các thao tác vệ sinh và tránh cho cánh cửa bị rơi và vỡ khi tháo lắp. Sau đó, bạn hãy dùng tua vít để mở vít dọc theo đỉnh cửa.
- Bước 2: Sau khi bạn đã tháo vít thành công, bạn có thể tác động lên phần kính ở giữa. Để làm sạch bụi và các mảnh vụn thức ăn nhỏ ở bên trong, bạn hãy sử dụng ống hút chân không có đầu vòi nhỏ để hút các phần này ra. Còn để làm sạch dầu mỡ, bạn hãy sử dụng một miếng bọt biển ẩm có nhúng dung dịch tẩy rửa đã pha ở trên và điều khiển bằng tay cầm dài.
Với cách này, bạn có thể áp dụng cho cách vệ sinh lò nướng âm tủ và lò nướng để bàn dạng lớn.
Cách vệ sinh nút vặn
Với các nút vặn trên các loại lò nướng thông thường hay lò nướng không dầu, bạn hãy xịt dung dịch tẩy rửa lò nướng lên một miếng vải mềm. Sau đó, bạn hãy dùng miếng vải này chà xát vào các nút điều khiển và các vị trí xung quanh.
Nếu trên bề mặt núm vặn quá bẩn và có các vết bẩn cứng đầu, khó làm sạch, bạn hãy dùng giẻ thấm một chút xà phòng hoặc khăn lau dùng một lần để vệ sinh lần hai cho các núm này.
Khi thực hiện cách vệ sinh lò nướng không dầu cũng vậy, bạn cũng nên vệ sinh núm vặn trên thiết bị này. Bởi bộ phận này cũng là một trong những bộ phận mà con người tiếp xúc nhiều nhất để điều chỉnh chế độ, nên sẽ không thể tránh được các vết bẩn như dầu mỡ bám vào từ tay người sử dụng.
Cách vệ sinh khay hứng mỡ trong lò nướng
- Bước 1:
Bạn hãy đổ dung dịch tẩy rửa lên trên bề mặt khay hứng mỡ. Nếu bên trong khay hứng mỡ có quá nhiều vết bẩn bám dính cứng đầu, bạn hãy dùng khăn giấy và chất tẩy rửa để lau sạch dầu mỡ bám trên khay nướng càng nhiều càng tốt.
Ở bước này, bận chỉ cần vệ sinh qua các mảng bám lớn tích tụ trong các góc khay hoặc bề mặt .
- Bước 2:
Sau khi vệ sinh lau qua lần 1, bạn hãy ngâm khay hứng mỡ vào chậu nước hoặc bồn rửa bát có chứa đầy nước và ít xà phòng, sao cho toàn bộ khay hứng mỡ được chìm ngập trong nước.
Bạn hãy ngâm khay nướng trong vòng ít nhất là một tiếng đồng hồ. Mục đích của bước này là dung dịch tẩy rửa hay xà phòng làm tan các vết dầu mỡ còn bám trên khay.
- Bước 3:
Dùng tay kì cọ khay hứng để loại bỏ hoàn toàn các vết dầu mỡ còn sót lại. Nếu khay hứng mỡ trong lò nướng nhà bạn là loại chống dính, vậy bạn hãy sử dụng một miếng bọt biển hoặc vải mềm để lau sạch.
Miếng bọt biển và vải mềm sẽ không làm mòn các lớp chống dính như miếng cọ rửa inox hay miếng cọ rửa cứng. Và ngược lại, nếu khay nướng hay khay hứng mỡ của bạn không phải là loại chống dính, bạn có thể dùng các miếng cọ rửa chà mạnh vào khay để loại bỏ các vết bẩn khó tẩy.
Hướng dẫn vệ sinh lò nướng trong một số trường hợp hay gặp
Với một số trường hợp đặc biệt, bạn sẽ phải thực hiện cách vệ sinh lò nướng theo các cách riêng biệt để đem lại hiệu quả cao. Dưới đây, Thái Tuấn đã tổng hợp 3 trường hợp đặc biệt mà nhiều người dùng loay hoay không biết vệ sinh sao cho hiệu quả, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!
Cách vệ sinh lò nướng bị rỉ sét
Bộ phận đầu tiên trong lò nướng dễ bị rỉ sét nhất, có thể là các loai ốc vít được gắn cố định bên trong lò bị và đặc biệt các vít này rất khó để vệ sinh. Nếu bạn vệ sinh nhiều lần mà vẫn không được thì nên thay luôn bộ vít mới để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nếu vít đã bị rỉ đến mức mà bạn không tháo được bằng tua vít, bạn hãy dùng đến máy khoan để tháo chúng ra và lắp vít mới vào.
Ngoài các phần vít, phần lớp mạ bên ngoài và bên trong lò cũng rất dễ bị rỉ sét. Có rất nhiều nguyên nhân khiến lớp mạ bị rỉ sét như: Do chất lượng lớp sơn kém chất lượng hoặc lâu ngày bạn không sử dụng lò khiến bề mặt lớp mạ bị oxi hoá.
Với nguyên nhân được cho là lớp sơn kém chất lượng, bạn hãy dùng miếng cọ rửa để loại bỏ lớp rỉ sét này và bạn hãy luôn chú ý giữ lò nướng được khô ráo.
Còn với nguyên nhân là do lâu ngày không sử dụng lò nướng: Các vết rỉ sét này sẽ ngày càng bám chặt vào phía sau bề mặt tráng men của lò nướng. Với cách vệ sinh lò nướng trong trường hợp này bạn hãy mở cửa lò nướng 6 phút sau khi dùng.
Cách vệ sinh lò nướng bị cháy
Trong quá trình chế biến thực phẩm bằng lò nướng, bạn sẽ không thể tránh được tình trạng vụn thức ăn hay vết dầu mỡ rơi hoặc bắn ra trong lò nướng. Nếu bạn không vệ sinh ngay sau khi chế biến, các vết dầu mỡ và vụn thức ăn sẽ rất dễ bị cháy khét và bám chặt dưới đáy lò sau lần nướng tiếp theo.
Với cách vệ sinh lò nướng bị cháy, bạn chỉ cần sử dụng các nguyên liệu mà mình đã nêu ở phần đầu để chùi rửa các vết cháy này một cách rất dễ dàng.
Trong trường hợp, nếu chiếc lò nướng nhà bạn có cài đặt chu trình tự làm sạch thì bạn có thể áp dụng sau mỗi lần chế biến. cChu trình tự làm sạch của lò nướng sẽ làm nóng lò đến một mức nhiệt độ cao và nướng các vết thức ăn thừa hay mảng bám thành các mẩu vụn giòn.
Với các mẩu vụn giòn này, bạn chỉ cần dùng khăn mềm ẩm lau qua bề mặt lò là sạch ngay phút mốt. Tùy vào từng loại lò nướng mà chu trình tự làm sạch sẽ có thể diễn ra trong khoảng 1,5 – 3 tiếng đồng hồ.
Khi chu trình tự làm sạch kết thúc và lò đã được để nguội, bạn hãy dọn dẹp các mẩu vụn giòn ở dưới đáy lò nướng và dùng giẻ ẩm lau sạch.
CHÚ Ý: Trong quá trình lò nướng đang thực hiện chu trình tự làm sạch, bạn cần “để mắt” sát sao tới lò. Nếu thấy khói từ trong lò bay ra, bạn hãy lập tức tắt lò, để lò nguội một lúc và thực hiện vệ sinh cọ rửa lò bằng tay.
Cách vệ sinh lò nướng bị mốc
Với trường hợp lò nướng bị mốc do để lâu ngày và thời tiết ẩm ướt, bạn hãy dùng chanh, giấm hoặc baking soda vệ sinh toàn bộ bên trong lò. Các vết mốc này sẽ dễ vệ sinh hơn các vết cháy và rỉ sét ở trên.
Sau đó, bạn chỉ cần dùng 1 chiếc khăn khô lau lại các vết bẩn còn sót và lắp đĩa xoay vào lò là đã hoàn thành cách vệ sinh lò nướng trong trường hợp bị mốc rồi!
LƯU Ý: Khi vệ sinh bên ngoài hay bên trong lò trong mọi trường hợp, bạn cần lau sạch các khe, rãnh hay những nơi khó vệ sinh để lò nướng được sạch sẽ hết mức có thể.
Có vài một vài tip mẹo để giữ cho lò nướng không bị nấm mốc mà Thái Tuấn muốn cung cấp đến các bạn:
- Sau khi chế biến thức ăn trong lò nướng, bạn nên mở cửa lò một lúc để mùi của thức ăn được bay hết ra ngoài. Tránh trường hợp ám mùi khiến cho lò nướng bị ẩm mốc sản sinh ra các vi khuẩn có hại cho sức khoẻ.
- Để đảm bảo cho lò nướng luôn sạch sẽ, bạn nên thường xuyên thực hiện tổng vệ sinh lò theo tuần và tùy thuộc vào tần suất sử dụng mà bạn có thể tăng số lần vệ sinh.
- Hạn chế đặt lò nướng ở những nơi có độ ẩm cao như gần đường ống nước hay khu vực rửa bát.
- Và cuối cùng, bạn có thể dùng khăn khô hoặc khăn ẩm để lau lò ngay khi lò vừa hoạt động xong và còn hơi âm ấm. Vì lúc này, các vết bẩn dầu mỡ từ thực phẩm bắn ra vẫn còn ướt và bạn có thể lau sạch một cách nhanh chóng.
Trên đây là các cách vệ sinh lò nướng rất dễ thực hiện mà bất kì ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà với các nguyên liệu cũng rất dễ kiếm. Mong rằng, các thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình sử dụng và vệ sinh lò.